Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cơn chấn động trưng cầu dân ý độc lập Scotland sẽ tiếp tục
Dù nó chưa trở thành hiện thực, cuộc trưng cầu dân ý độc lập Scotland sẽ có ảnh hưởng đến sự ổn định toàn cầu. Tại cuộc trưng cầu dân ý độc lập tại Scotland ngày 19/9 vừa rồi, 55% cử tri bỏ phiếu không tán thành tách khỏi Liên hiệp Anh. Nước Anh thoát khỏi một thảm họa chia tách. Thủ tướng Anh David Cameron có thể thở phào nhẹ nhõm trước việc ông ta không phải chứng kiến sự phân rã quốc gia Liên hiệp Anh (UK). Đa số người Anh cũng có chung tâm trạng đất nước vừa tai qua nạn khỏi. Nhưng cuộc khủng hoảng không vì vậy mà kết thúc.

 



Giới trẻ Scotland tiếp tục theo đuổi giấc mơ độc lập

 

Cơn chấn động của trưng cầu dân ý sẽ tiếp tục

 

Những người chủ trương độc lập cho Scotland chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý nhưng đòi hỏi chính phủ Anh  phải nhanh chóng thực hiện các cam kết tăng thêm quyền tự chủ cho Scotland. Thủ tướng David Cameron tuyên bố sẽ thực hiện các cam kết đưa ra trong những ngày vận động nước rút nhằm giữ Scotland trong đại gia đình Anh quốc. Theo lời hứa này, chính quyền Scotland sẽ có thêm quyền lực nội trị, kiểm soát thuế, chi tiêu và phúc lợi xã hội. Trước sự chỉ trích của các thành viên Đảng Bảo thủ cầm quyền về việc Quốc hội đã không được tham khảo về các hứa hẹn, ông Cameron tuyên bố sẽ thông qua sửa đổi hiến pháp mới để trao thêm quyền cho Scotland, đồng thời cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn các xứ Anh, Wales và Bắc Ireland nhằm tránh các di họa về sau.

 

Cuộc trưng cầu đã làm suy yếu nước Anh. Từ nay, các vùng miền của Liên hiệp Anh đều có thể sử dụng các công cụ dân chủ để đưa yêu sách với chính quyền trung ương đòi hỏi thêm quyền lực và quyền lợi.

 

Vị thế quốc tế nước Anh không còn như trước. Một nước phát triển lâu đời như nước Anh thật sự không hề ổn định như người ta vẫn thường tưởng tượng.

 

Trong gần 20 năm qua, các nước phương Tây thường ủng hộ ly khai. Mục tiêu là làm suy yếu các chủ thể quốc gia dân tộc, để các nước lớn dễ bề khuynh đảo, thao túng chính trị quốc tế. Nhưng không một nước lớn nào muốn chính nước mình lại bị ly khai và chia tách.

 

Mặc dù tối ngày 19/9, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng “cuộc tranh luận (về độc lập Scotland) đã được khép lại cho một thế hệ”, nhưng cuộc trưng cầu dân ý sẽ mở ra cuộc tranh luận tiếp tục về tương lai chính trị của nước Anh. Những hứa hẹn trao thêm quyền cho Scotland có thể kích hoạt một tiến trình liên bang hóa Liên hiệp Anh.

 

Tại cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi, trong khi người già muốn an phận thủ thường, giới trẻ Scotland ủng hộ độc lập. Martin Calum, 21 tuổi, một sinh viên về lịch sử tại Edinburgh, thủ phủ của Scotland, nói với phóng viên Reuters: “Kết quả đáng thất vọng nhưng nó mở ra một tiến trình mới. Mỗi lần có vấn đề trong nội bộ, lời kêu gọi độc lập lại trỗi dậy. Khi thần vật đã được giải phóng, không thể buộc nó trở lại chiếc bình từng giam hãm nó”.

 

Ý tưởng về nền độc lập đã trở thành một vấn đề nóng hổi tại nước Anh và một số quốc gia có vấn đề ly khai sắc tộc trong thời gian gần đây. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực chủ yếu của các cuộc cách mạng và xung đột ở các châu lục. Các cộng đồng ơ châu Âu vẫn đang tìm kiếm quyền tự quyết và thậm chí là nền độc lập cho riêng mình (ví dụ như xứ Catalan, xứ Basque, vùng Flanders, Bắc Ý, xứ Bavaria…).

 

Trung Quốc lo ngại

 

Người Trung Quốc tự hỏi, nếu một quốc gia quan trọng như Anh có thể bị tan rã, thì liệu có nước nào bền vững không? 

 

Trung Quốc là quốc gia dễ bị tổn thương. Mạng Nhà Đường mới (HK), ngày 16/09/2014, cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland khiến giới cầm quyền Trung Quốc lo ngại. Tờ Financial Times (Anh) đưa tin, một trong những cơn ác mộng của giới lãnh đạo Bắc Kinh là dân chúng trong những tỉnh bán tự trị có tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ đòi độc lập. Do đang phải đương đầu với những vấn đề nan giải như chủ quyền lãnh thổ, vấn đề tự trị của các khu vực Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, phương thức tự quyết dân tộc ở Scotland có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, khiến cho tầng lớp lãnh đạo của Trung Quốc lo ngại về vấn đề dân tộc trong nước và sự ổn định chính trị.

 

Theo Finacial Times, các chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc cho rằng, nhà đương cục Trung Quốc lo ngại dân chúng tại những tỉnh thành bất ổn có khả năng sẽ bị kích động, được cổ vũ từ yêu cầu độc lập của Scotland, sẽ nảy sinh những ý nghĩ riêng. Đây sẽ là một cuộc nhận thức mới hoàn toàn. Nó sẽ có những ảnh hưởng trên cả hai góc độ văn hóa và xã hội đối với Trung Quốc, tuy nhiên sẽ không có tác động lên thể chế chính trị.

 

Công cuộc “cải cách mở cửa” do Đặng Tiểu Bình phát động từng hy vọng thông qua sự phát triển kinh tế có thể xóa bỏ những mâu thuẫn dân tộc và chủ nghĩa li khai khu vực. Tuy nhiên thực tế chứng minh, thể chế hiện hành đã dẫn đến sự phân phối các thành quả phát triển không đồng đều, mâu thuẫn chính trị còn trở nên gay gắt hơn.

 

Đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng như mọi nước khác, không thể tự ru ngủ mình, rằng khối đoàn kết quốc gia dân tộc như là việc đã chắc chắn rồi, mà lơi lỏng các nỗ lực để củng cố và gắn kết nó.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Học thức cao của các trùm khủng bố Hồi giáo (22-09-2014)
    Nga: Hàng chục ngàn người biểu tình chống chiến tranh ở Ukraina (22-09-2014)
    EU thừa nhận “ngấm đòn đau” từ Nga (21-09-2014)
    Những “liên minh tình huống” kỳ lạ (21-09-2014)
    Nga có cao tay khi từ chối tham gia không kích IS? (21-09-2014)
    Ukraine: Khởi điểm của thế giới đa cực... (21-09-2014)
    Mỹ bận đối phó IS là 'cơ hội' cho Putin? (20-09-2014)
    NATO 'bỏ rơi' Ukraine, Poroshenko bị dọa lật đổ (20-09-2014)
    Nga loạng choạng trước “đòn đánh” từ phương Tây (20-09-2014)
    Ba đại cường “dân tộc chủ nghĩa” đang nhào nặn cục diện Châu Á (20-09-2014)
    Nước Nga trước đòn hiểm của phương Tây (19-09-2014)
    Nga xuất vũ khí sang châu Phi, 'bạn tốt' TQ hậm hực (19-09-2014)
    Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Nỗ lực tìm đường sống... (19-09-2014)
    Scotland vẫn thuộc Vương quốc Anh: Thủ tướng Anh nhẹ nhõm! (19-09-2014)
    Bắc Kinh đang hăm dọa Hong Kong? (18-09-2014)
    Tương lai bất định sau quyết định lịch sử (18-09-2014)
    Mỹ-NATO: Mọi "viên đạn" đều nhằm thẳng về phía Nga (18-09-2014)
    Hoa Kỳ thất thế trước Nga-Trung hay đòn gió của Washington? (18-09-2014)
    Triều Tiên "thoát Trung": Bắc Kinh bắt đầu cuống? (18-09-2014)
    Trỗi dậy xu hướng ly khai (K2): Cuộc bỏ phiếu lịch sử (18-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152875932.